NHỮNG KINH NGHIỆM ĐI CẮT KÍNH CẬN MÀ BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT

Đăng bởi Lê Hiền vào lúc 05/12/2022

 

Chúng ta thường nghĩ rằng, việc nhìn rõ mọi vật xung quanh mình là một điều đơn giản nhưng ít ai biết rằng đây lại là điều khó khăn không tưởng đối với những người bị cận thị. Khi thị lực của bạn ngày càng kém dẫn đến hình ảnh bạn nhìn thấy sẽ ngày càng mờ. Điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt mà còn làm bạn cảm thấy bất tiện và không an toàn. 

Vậy một chiếc kính cận sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường nói rằng “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” nên việc đeo một chiếc kính phù hợp là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Mắt kính Khánh Hưng bỏ túi ngay những kinh nghiệm đi cắt kính cận vô cùng hữu ích trong bài viết sau đây nhé

 

1.Kinh nghiệm đi cắt kính cận và chọn gọng kính gồm những gì

1.1. Khám mắt và đo thị lực

Khám mắt và đo thị lực là bước đầu tiên cũng được xem là quan trọng nhất. Khi cắt kính cận thì luôn phải đảm bảo đúng với số độ ở cả hai bên mắt. Có như thế, tầm nhìn của bạn mới luôn được ở trạng thái rõ nhất. Đặt trong trường hợp bạn đeo kính sai độ có khả năng dẫn đến mắt dễ tăng độ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, mắt của bạn sẽ dần suy yếu và nguy cơ rất cao mắt sẽ bị nhược thị.

Vậy để có một kết quả đo thị lực chính xác, điều quan trọng nhất bạn phải tìm địa chỉ đo mắt uy tín và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia. Một lưu ý là bạn không nên cố gắng để đọc các chữ cái nếu bản thân mình không nhìn thấy rõ mà phải nêu rõ tình trạng của mình cho chuyên gia ngay. 

Khi được chuyên gia lắp thử tròng kính đã có độ mới, bạn nên thử đeo kính trong vòng từ 15 phút đến 30 phút. Hãy nhìn xung quanh từ xa đến gần, đọc thử các chữ cái từ nhỏ đến to, đi lại để xem bạn có cảm thấy bị choáng váng hay không. Ngoài ra bạn nên hỏi thêm chuyên gia về tình trạng bệnh lý của mắt mình để có thể nắm rõ tình trạng của mình và cách để chăm sóc cho đôi mắt một cách hiệu quả. 

 

 

 

1.2. Chọn tròng kính phù hợp

Một chiếc kính mắt sẽ gồm hai bộ phận cơ bản là gọng kính và tròng kính. Trong khi gọng kính là điểm nhấn tạo sự sành điệu, thời trang thì tròng kính quyết định tầm nhìn và sẽ bảo vệ mắt bạn như thế nào.

Nên khi đi đo khám cắt kính thì bạn nên chú trọng đến mức độ chất lượng của tròng kính và hơn hết những tính năng đó có phù hợp với nhu cầu và công việc của bạn hay không. Cụ thể nếu bạn là người làm việc bên ngoài nhiều hoặc thường xuyên di chuyển thì nên chọn tròng kính chống tia UV, chống bám nước và chống bụi. Còn bạn là người phải thường xuyên tiếp xúc các thiết bị điện tử để làm việc hoặc học tập thì sự lựa chọn hợp lý nhất dành cho bạn là tròng kính chống ánh sáng xanh.

 

1.3. Chọn chiết suất mắt kính tương hợp với độ cận

Vậy chiết suất tròng kính là gì?

Chiết suất tròng kính chính là chỉ số đặc trưng cho khả năng khúc xạ ánh sáng của vật liệu làm nên nó. Nếu độ cận càng cao thì yêu cầu chiết suất mắt kính phải càng cao. Lý do là vì tròng kính có chiết suất cao có đặc trưng là mỏng, nhẹ và phẳng hơn. Tuy nhiên lưu ý là giá của nó cũng sẽ cao hơn so với tròng kính có chiết suất thấp. 

Khi đến các tiệm mắt kính thì các bạn thường được nghe các chuyên gia tư vấn giới thiệu về chiết suất của tròng kính từ 1.56, 1.60, 1.67, 1.74. Vậy sẽ tùy theo độ cận - loạn - viễn thị của bạn mà chọn chiết suất phù hợp. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bảng chọn chiết suất dưới đây được các chuyên gia kính mắt khuyến cáo

Tương quan giữa độ cận và chiết suất mắt kính

Độ cận

Chiết suất mắt kính lý tưởng

0 – 2.50

1.56, 1.60

2.75 – 3.50

1.60, 1.67

3.75 – 7.00

1.67, 1.74

≥ 7.25

1.74

Tương quan giữa độ viễn và chiết suất mắt kính 

Độ viễn

Chiết suất mắt kính 

0 – 2.00

1.56, 1.60

2.25 – 3.00

1.60, 1.67

3.25 – 5.00

1.67, 1.74

≥ 5.00

1.74

 
Ngoài ra có 2 chiết suất đặc biệt khác là 1.53 được làm từ chất liệu trivex và 1.59 được làm từ polycarbonate. Mắt kính chiết suất 1.67 và 1.74 được chế tạo từ chất liệu MR nên rất cứng, thích hợp cho gọng khoan ốc (không vành).
 

 

1.4. Chọn tròng kính có thương hiệu rõ ràng

Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại tròng kính khiến người dùng khó khăn trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cũng như kiểm tra thương hiệu và xuất xứ sản phẩm. 

Tuy nhiên có một mẹo nho nhỏ mà các bạn có thể bỏ túi để chọn được tròng kính có chất lượng tốt, thương hiệu rõ ràng. Đó là hầu như tất cả các tròng kính chính hãng đều được đóng gói cẩn thận, được niêm phong và có tem mác đầy đủ. Trên đó, phải bao gồm đầy đủ những thông tin sau:

– Độ cận – Chiết suất – Tên mắt kính

– Tên nhà sản xuất

– Tem chống hàng giả của nhà sản xuất

– Tem của đơn vị phân phối.

Chính vì thế khi chọn một tròng kính bất kỳ, bạn nên xem rõ các thông tin được in trên bao bì gồm: xuất xứ, chất liệu, tính năng và các thông tin liên quan khác, đồng thời yêu cầu test các tính năng chống ánh sáng xanh, đổi màu, chống UV (nếu có dụng cụ) để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng.

 

 

2. Kinh nghiệm chọn gọng kính hữu ích

Như đã nói thì gọng kính không những là điểm nhấn thời trang cho toàn bộ chiếc kính mà còn đóng vai trò là phần nâng đỡ cho mắt kính. Khi đi cắt kính cận, bạn lưu ý một số yếu tố chọn gọng kính sau đây:

  • Kích thước gọng kính

  • Chất liệu của gọng kính

  • Kiểu dáng gọng kính 

2.1 Chọn gọng kính có kích thước phù hợp

Đối với người sử dụng kính cận ở tuần suất cao thì kích thước là một trong những yếu tố quan trọng đáng để xem xét. Bạn có thể hiểu rằng để mang lại sự thoải mái và dễ chịu nhất khi đeo kính thì bạn cần xác định được kích thước gọng phù hợp với mình. Khi chọn kính thì bạn nên để ý kích thước của gọng kính, nó thường được in trên càng kính để người tiêu dùng dễ tìm thấy. Kích thước thường gặp trên thị trường hiện nay bao gồm:

  • Độ rộng tròng kính: dao động từ 30-60mm.

  • Độ rộng cầu kính: dao động từ 12 – 31mm.

  • Chiều dài càng kính: dao động từ 115 – 155mm.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn làm cách nào để chọn được gọng kính có kích thước vừa vặn với khuôn mặt thì các bạn có thể tham khảo thêmtại đây.
 

2.2 Chọn dáng kính thích hợp với gương mặt

Dựa vào một số đặc điểm trên gương mặt, bạn cần xác định khuôn mặt mình có hình dạng ra sao, như khuôn mặt hình trái xoan, trái tim, kim cương, thuôn dài, vuông, tròn hay tam giác. Tương ứng với mỗi hình dạng khuôn mặt sẽ có những kiểu dáng gọng kính phù hợp và làm nổi bật đường nét sẵn có. Dưới đây là cách chọn gọng kính cho một số gương mặt tiêu biểu và phổ biến:

Đối với khuôn mặt trái tim

Khuôn mặt này có đặc điểm dễ nhận thấy nhất là phần trán to hơn phần cằm, đường gò má thon mượt. Vậy nên các dáng kính có hình vuông hoặc mắt mèo,.. sẽ là lựa chọn lý tưởng với dáng mặt này.

Đối với khuôn mặt trái xoan

Có thể nói khuôn mặt hình trái xoan là khuôn mặt vô cùng lý tưởng vì chúng phù hợp với mọi loại kính khác nhau. Tùy vào phong cách và mục đích sử dụng, bạn có thể biến tấu nhiều kiểu dáng gọng kính khác nhau để thay đổi hoặc làm mới mình trong mọi hoàn cảnh.

Đối với khuôn mặt vuông

Bạn có thể lựa chọn các khung kính có chi tiết bo tròn mềm mại như: hình bầu dục, hình tròn, mắt mèo hay kiểu dáng vuông thanh mảnh cũng rất phù hợp cho gương mặt này.

Đối với khuôn mặt tròn

Bạn nên ưu tiên chọn các gọng kính có khung bản to, khung kính vuông, hình chữ nhật, mắt mèo. Ngoài ra, những gọng kính browline cũng là lựa chọn an toàn, tuy nhiên cần tránh các gọng kính không có vành, sẽ làm khuôn mặt trở nên to và tròn hơn.

2.3. Chọn chất liệu của gọng kính

Một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi chọn gọng kính chính là chất liệu cấu thành gọng kính. Bởi nó quyết định đến độ bền, sự thoải mái và linh hoạt cho người đeo. 

Gọng kính làm từ chất liệu nhựa

Gọng kính cận nhựa là loại gọng phổ biến nhất và được đại đa số người dùng lựa chọn đầu tiên. Có thể kể đến các loại gọng kính cận nhựa như TR90, Ultem, Injection, Acetate và Optyl. Lý do chính là vì các gọng kính nhựa có giá thành tốt, siêu bền nhẹ, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. Chúng ít có khả năng bị nứt vỡ hoặc bị bào mòn hoặc uốn cong. Một điểm vô cùng nổi bật của gọng nhựa nữa là không gây đau rát vành tai khi dùng lâu dài.

Gọng kính làm từ kim loại

Bên cạnh gọng kính được làm từ nhựa thì kim loại cũng là vật liệu lý tưởng để sản xuất gọng kính. Đặc biệt là trong các thiết kế kính nửa gọng, kính gọng khoan. Tiêu biểu có thể kể đến như: Aluminum, Titanium và Stainless steel. Điểm nổi bật không thể không kể đên của mẫu gọng kim loại là nó vô cùng bền, chống sự ăn mòn hoàn hảo, chịu được nhiệt độ cao, trọng lượng nhẹ, không gây dị ứng và sáng lấp lánh. Các bạn có thể thấy gọng kim loại được rất nhiều thương hiệu cao cấp yêu thích sử dụng như Gucci, Dior, Chanel, Prada, Armand Nicolet,...

3. Kinh nghiệm chọn địa chỉ cắt kính cận uy tín

Sau khi đã có thêm kinh nghiệm chọn gọng kính và tròng kính thì các bạn cần tìm được một địa chỉ cắt kính cận chất lượng và uy tín. Ngày nay chúng ta không còn quá khó khăn để có thể tìm được một địa chỉ chuyên mắt kính để được tư vấn và cắt kính. Tuy nhiên để đánh giá một cơ sở mắt kính có uy tín không thì ở đó cần đảm bảo chất lượng tròng kính và gọng kính tốt, đa dạng sự lựa chọn, giá cả phải chăng, ngoài ra đội ngũ tư vấn và chuyên gia phải chuyên nghiệp, đưa ra những lời khuyên hoặc gợi ý phù hợp với bạn. 

Mắt Kính Khánh Hưng chính là một địa chỉ đo khám mắt đáng để các bạn tham khảo. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp gọng kính và tròng kính đa dạng, có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Có các máy móc thiết bị hiện đại, chính xác và được tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên

Bài viết trên chính là một số thông tin chia sẻ về kinh nghiệm đi cắt kính cận mà chúng tôi muốn gửi đến với bạn đọc tham khảo. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất. Để từ đó lựa chọn được cho mình một chiếc kính cận ưng ý.

Mọi thắc mắc cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám. Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn quý bạn đọc !

—--------- MẮT KÍNH KHÁNH HƯNG —------------

Website: https://matkinhkhanhhung.com.vn/

Instagram: https://instagram.com/mat_kinh_khanh_hung?igshid=YmMyMTA2M2Y=

Address: 70 Nguyễn Thái Học, Đà Nẵng.

Hotline: 0236382902

 

 

 
Bạn đang xem: NHỮNG KINH NGHIỆM ĐI CẮT KÍNH CẬN MÀ BẠN KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Bài trước Bài sau
hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
popup

Số lượng:

Tổng tiền: